BTC TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI QUÝ DOANH NHÂN THAM DỰ ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN QUẢNG NAM PHÍA NAM NHIỆM KỲ 2019-2023 CÙNG TIẾP CẬN CƠ HỘI ĐẦU TƯ HẤP DẪN TẠI TỈNH QUẢNG NAM LÚC 13h THỨ BẢY NGÀY 28/9/2019 tại Trung tâm hội nghị ADORA, Hoàng Văn Thụ, Q Tân Bình TPHCM. ĐT: 0905 877 791 gặp Ms Tiên - Thư ký Hội hoặc 0903 908 404 gặp Lã Trọng Thanh

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG

Giới thiệu trái Lòn Bon xứ Quảng

Nếu bạn không phải là người Quảng Nam hoặc bạn đang sống khắp nơi trên thế giới đã nhiều năm khi nghe nói đến trái lòn bon thì bạn sẽ cười và cho rằng đó là sự đùa cợt mà phải nói là trái bòn bon mới đúng.
Thât ra người ta tự sửa đổi "lòn bon" ra "bòn bon" bởi vì khi ta gọi trái bòn bon nghe nó thanh và dể phát âm hơn hai từ lòn bon thấy thật khó nghe, khi phát âm dể bị hiểu nhầm.(CN)
                         
                              *******************************************

Photobucket
Theo cách gọi dân giã của nhiều vùng Quảng Nam, lòn bon có tên gọi khác
là Nam trân, bòn bon, loòng boong hay tơ-boon (theo cách phát âm của
người Cơ Tu).Cây lòn bon chỉ mọc nhiều ở một số địa bàn Quảng Nam,
được xem như một loại đặc sản của xứ Quảng.
Nói đến cây trái của Quảng Nam thì không thể không nói đến trái
lòn bon. Trái lòn bon là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Quảng, bởi không có vùng đất nào ở nước ta lại có nhiều cây lòn bon và ngon ngọt như trái lòn bon ở Quảng Nam. Thuở xưa, triều Nguyễn đã từng đặt ra chức Quản, chuyên việc trông nom, chăm sóc và quản lý rừng lòn bon, hàng năm tới mùa, hái quả gửi về kinh đô Phú Xuân để dâng vua và các quan thưởng thức.

Đi tìm hiểu "gốc tích" của cây, trái lòn bon cũng có lắm điều thú vị. Một tương truyền được người đời sau kể lại rằng: “Một vị tướng sau khi thua trận, chạy vào vùng núi rừng Quảng Nam, lúc đang đói, khát gặp trái lòn bon, hái và lấy móng tay bấm vào trái lòn bon thấy mềm, ăn thấy thơm ngon, nhờ vậy qua cơn đói khát, mới đặt tên là Nam Trân (món ăn quý ở phương Nam). Vì vậy, ngày nay mọi trái lòn bon đều có dấu móng tay bấm". Và trong kho tàng ca dao, câu hát dân gian Quảng Nam, hình ảnh trái lòn bon không ít lần xuất hiện:
Trái lòn bon trong tròn ngoài méo
Trái thầu đâu trong héo ngoài tươi
Thương em ít nói, ít cười
Ôm duyên mà đợi chín mười con trăng.
Hoặc:
Lụt nguồn trôi trái lòn bon
Cha chết mẹ còn chịu cảnh mồ côi.

Quả thật, trái lòn bon đã trở nên vô cùng quen thuộc, gần gũi đối với văn hoá, con người Quảng Nam. Còn với người dân ở tỉnh, vùng khác không phải ai cũng biết và được ăn trái lòn bon, dù chỉ là một lần thôi, có lẽ do số lượng trái lòn bon chưa đủ nhiều để lan toả ra mọi miền của đất nước. Chỉ nghe cái tên thuần dân dã: trái lòn bon cũng đủ gợi cho nhiều người một cảm giác, ấn tượng là lạ, hay hay từ loại trái cây này.
Trái lòn bon vỏ mỏng, màu vàng nhạt, ruột màu trắng, được chia thành nhiều múi nhỏ, khi chín có mùi thơm quyến rũ, có vị chua, ngọt tinh khiết càng nhỏ càng đặc ruột, vị ngọt càng đậm đà. Trái lòn bon chỉ ăn được, ăn ngon khi nó chín mềm. Mùi thơm và vị chua, ngọt "đặc biệt” của nó đã khiến cho rất nhiều người đâm nghiền, nhất là trẻ con và phụ nữ. Nói tới khoản lai rai cho vui thì "mồi" lòn bon chín cũng hấp dẫn và hợp khẩu vị không kém các thứ "cao sang" khác.
Photobucket
Thiếu nữ Cơ Tu tươi vui khi gùi lòn bon về nhà - Ảnh: Alăng Ngước
Khoảng tháng 5, 6, 7 (âm lịch) hàng năm là mới mùa lòn bon. Trái lòn bon từng chùm, từng chùm chín dắt díu trên những vùng đất, thuộc các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Những phiên chợ của tỉnh này và một số tỉnh lân cận bỗng trở nên nhộn nhịp, tấp nập cảnh người mua, kẻ bán trái lòn bon. Mùa lòn bon trôi qua trong khoảnh khắc, để lại cảm giác hẫng hụt gì đó trong bao người thích lòn bon. Mùa lòn bon năm nay đã đến rồi đó, mời các bạn hãy nhanh chân tới xứ Quảng, kẻo muộn, kẻo lỡ dịp thưởng thức đặc sản nổi tiếng ấy.
(Nguon:VOV)

1 nhận xét:

Unknown nói...

Hix. Nhớ xưa khi Ba mình còn làm Phó quận trưởng Tiên Phước và Hiệp Đức (1967-1969), mỗi khi trực thăng dân sự về (trực thăng trắng) đều cho "cận vệ" mang về 1 bao Lòn Bon (Bòn bon) & 1 bao chuối ép. Cái ngon của những đặc sản đó, đến bây giờ mình vẫn chưa được tận hưởng lại hương vị đó. Hay là lúc nhỏ cái hương vị tuyệt vời ấy không thể nào sánh bằng với cảm nhận của cái tuổi lớn bây giờ!